Vinidmbvisa.com

Blog làm đẹp và Review mỹ phẩm

Chăm Sóc Da

Da mụn: Nguyên nhân, Quá trình phát triển của mụn, Cách chăm sóc

Chăm sóc da mụn

Chăm sóc da mụn

Làn da khỏe đẹp giúp các cô gái trông xinh xắn và tự tin hơn. Vậy nên, việc chăm sóc da luôn được các nàng quan tâm. Chăm sóc da bắt đầu từ việc hiểu rõ bạn thuộc loại da gì.

Trong số các loại da, da mụn chính là kẻ thù mà không ai muốn gặp nhất. Bạn cũng đừng quá lo lắng khi da bị mụn vì sau đây cùng VINI tìm hiểu về nó và cách chăm soc da mụn nhé!

Contents

CẤU TRÚC DA

Da như màng bao bọc toàn bộ cơ thể, ngăn cách môi trường trong cơ thể với môi trường ngoài.

Da là hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể khỏi các tác động bên trong cũng như bên ngoài.

Da là cơ quan rộng nhất, chiếm 16% trọng lượng cơ thể và được cấu tạo bởi 70% nước, 25% protein và 2% lipid.

Cấu trúc da bao gồm 3 lớp: biểu bì, trung bì và hạ bì.

Hình ảnh: Cấu trúc da

Hình ảnh: Cấu trúc da

Lớp biểu bì

Lớp biểu bì là lớp ngoài cùng mà chúng ta có thể chạm vào. Độ dày biểu bì khoảng 0,1mm, có thể thay đổi ở các vùng da khác nhau, dày nhất ở lòng bàn tay, bàn chân và mỏng nhất vùng quanh mắt.

Các tế bào da được sản sinh ở lớp trong cùng, theo thời gian sẽ dần đẩy ra ngoai thay thế cho các tế bào sừng hóa già cỗi đã chết.

Từ trong ra ngoài, lớp biểu bì gồm 5 lớp.

  • Lớp đáy là lớp dưới cùng của biểu bì, có hình gợn sóng.

Lớp đáy tiếp xúc với nhiều mao mạch máu nên được cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình sản sinh tế bào mới diễn ra liên tục.

Đây cũng là nơi sản sinh ra melanin – sắc tố da.

  • Lớp gai là lớp dày nhất trong hiểu bì với khoảng 5-10 lớp. Các lớp liên kết chặt chẽ với nhau.
  • Lớp hạt hình thành từ lớp gai.

Tại đây, quá trình sừng hóa bắt đầu diễn ra. Các tế bào lớp này sản sinh ra các hạt nhỏ di chuyển lên trên biến đổi thành chất sừng và lipid biểu bì.

  • Lớp bóng là lớp màng mỏng bị ép nhẹ, bằng phẳng không thể phân biệt được.
  • Lớp sừng là lớp ngoài cùng của biểu bì, có khoảng 10-20 lớp. Các tế bào lớp sừng dần mất nhân trở thành tế bào chết và tự tróc ra khỏi bề mặt da.Đây là nơi cư trú của các tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn nên có khả năng giữ ẩm tự nhiên cho da.

Trung bì

Trung bì là lớp dày nhất, đàn hồi.

Gồm 2 lớp:

  • Lớp đáy nơi tiếp giáp với hạ bì.
  • Lớp lưới nên tiếp giáp với biểu bì nên có dạng làn sóng.

Cấu trúc trung bì có các sợi collagen đàn hồi và các mô liên kết giúp da căng mịn, linh hoạt, liên quan đến sự trẻ trung của da.

Khi chúng ta già đi hay khi da bị tác động bởi ánh nắng mặt trời, nhiệt độ lâu, số lương các sợi collagen và sợi đàn hồi giảm xuống. Da bị mất sự liên kết và mất nước dẫn đến thiếu săn chắc, xuất hiện các nếp nhăn, da dần lão hóa.

Tuyến nhờn và tuyến mồ hôi nằm tại lớp trung bì nên có liên quan đến sự hình thành mụn.

Lớp trung bì chứa nhiều mao mạch máu nuôi dưỡng lớp biểu bì và loại bỏ chất thải.

Trung bì còn chứa các cơ quan khác như các mao mạch bạch huyết, sợi thần kinh cảm nhận cảm giác.

Hạ bì hay lớp mỡ dưới da

Lớp này có nhiều mô mỡ nên được xem như một tấm nệm bảo vệ các cơ quan bên trong.

Bao gồm các sợi collagen, elastin, tế bào mỡ, mạch máu, mạch bạch huyết, sợi thần kinh.

Hạ bì có chức năng bảo vệ, giảm va chạm, giữ nhiệt cho cơ thể và là nguồn cung cấp năng lượng nhờ các mô mỡ.

Ngoài ra, mô mỡ còn tự tổng hợp được 1 số hoocmon testosterone, estrogen.

Bên cạnh các lớp chính, cấu trúc da có thêm một số lớp phụ quan trọng khác như tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn, lông, móng,…

CHỨC NĂNG CỦA DA

Là cơ quan lớn nhất nên cũng đa nhiệm vụ nhất trong các cơ quan của cơ thể.

  • Chức năng bảo vệ: nhờ cấu trúc chặt chẽ, các mô liên kết chặt chẽ, sợi collagen đàn hồi dẻo dai và bảo vệ được cơ thể chống được các áp lực bên trong và các tác nhân bên ngoài môi trường.
  • Chức năng cảm giác: trong da chứa dày đặc các sợi thần kinh cảm nhận cảm giác giúp cơ thể có cảm giác nóng, lạnh, đau,…
  • Chức năng hấp thụ: da có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng qua lỗ chân lông và các khe hở. Da cũng là nơi tổng hợp vitamin D.
  • Chức năng bài tiết: da đào thải chất độc qua tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn.
  • Chức năng điều hòa thân nhiệt: da điều hòa thân nhiệt nhờ khả năng bài tiết mồ hôi và co giãn mạch máu.

PHÂN LOẠI DA VÀ CÁCH NHẬN BIẾT

Bạn đã biết da của mình thuộc loại gì chưa? Khi biết da mình là da gì thì việc chăm sóc da sẽ dễ dàng hơn. Mỗi loại da có đặc điểm và cách nhận dạng khác nhau.

Thông thường, da được phân thành 5 loại cơ bản sau:

  • Da thường.
  • Da khô.
  • Da dầu.
  • Da hỗn hợp.
  • Da nhạy cảm.
5 loại da mặt thường gặp

5 loại da mặt thường gặp

Việc chăm sóc da luôn đi kèm với việc hiểu rõ bạn thuộc loại da nào. Dựa vào các đặc điểm đặc trưng của các loại da mà bằng mắt thường và tay cộng với bông gòn hay giấy thấm dầu là bạn đã có thể nhận biết được loại da.

Da thường

Da thường được xem là loại da lý tưởng nhất vì thuộc loại da khỏe mạnh, dễ chăm sóc.

Da thường có các đặc điểm như: lỗ chân lông nhỏ, kết cấu da mềm mịn, da đều màu, không có khuyết điểm.

Độ ẩm và độ dầu của da cân bằng, không quá nhờn cũng không quá khô. Lớp sừng của da luôn trong trạng thái đủ ẩm nên da thường hầu như không có sự thay đổi giữa lúc trước và sau khi rửa mặt. Đây là những biểu hiện của làn da khỏe mạnh, cân bằng.

Để kiểm tra, bạn có thể dùng tay sạch sờ lên da mặt để kiểm tra độ nhờn dầu và độ mịn của da hoặc dùng giấy thấm dầu, nếu giấy không thấm nhiều dầu.

Xin chúc mừng nếu bạn có làn da tuyệt vời này.

Da khô

Da khô sẽ có ít dầu hơn da thường, bề mặt da hơi căng, thiếu nước nên da dễ bong tróc, sần sùi và dễ xuất hiện nếp nhăn.

Dùng giấy thấm dầu kiểm tra mà thấy giấy sạch không có dầu thì bạn đang sở hữu làn da khô.

Da dầu

Da dầu là làn da đổ nhiều dầu, sáng bóng, lỗ chân lông to. Đây là nguyên nhân mà người có làn da dầu rất dễ nổi mụn.

Để kiểm tra, bạn dùng tay hoặc giấy thấm dầu sẽ thấy lượng dầu dính nhiều lên tay hoặc giấy. Loại da này rất dễ nhận biết.

Da hỗn hợp

Da hỗn hợp là tổ hợp của da dầu và da khô. Biểu hiện là da chỗ khô, chỗ lại nhiều dầu (thường khô ở 2 gò má và nhờn tại các vị trí cằm, mũi, trán). Vì vậy mà làn da này dễ bị mụn và có lỗ chân lông to.

Da hỗn hợp chia làm 2 loại là da hỗn hợp thiên khô và da hỗn hợp thiên dầu.

Đây là loại da khó phân biệt nhất, bạn sử dụng giấy thấm dầu tại các vùng da trên mặt và so sánh.

Da nhạy cảm

Da nhạy cảm là loại da yếu. Da khá mỏng và rất nhạy cảm với các tác động như ánh nắng mặt trời, nhiệt độ,…

Làn da này rất dễ kích ứng và nổi mẩn ngứa nếu có bất kỳ ảnh hưởng nào. Vì vậy mà da nhạy cảm khá kén mỹ phẩm.

NGUYÊN NHÂN DA BỊ MỤN

Mụn được hình thành do nhiều nguyên nhân, có thể từ bên trong cơ thể hay do yếu tố bên ngoài môi trường hoặc cả 2. Từ đó mà sinh ra các loại mụn khác nhau, mức độ nguy hiểm cũng khác.

Về cơ bản, mụn không gây hại nhiều đến sức khỏe mà chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp trị mụn không triệt để dẫn đến sẹo, thâm và có khi là nhiễm trùng.

Biết nguyên nhân vì sao mụn mọc là cách nhanh nhất để bạn tìm ra liệu pháp hiệu quả trị mụn. Các nguyên nhân sinh ra mụn gồm có:

Nguyên nhân bên trong

  • Rối loạn nội tiết (hoocmon)

Khi đến tuổi dậy thì (cả nam và nữ), cơ thể phát triển nhanh về thể trạng, đặc biệt là tuyến sinh dục. Các hoocmon sinh dục được sản sinh nhanh chóng khiến cơ thể có nhiều thay đổi, tuyến bã nhờn cũng vì vậy mà tiết nhiều nhờn hơn. Lượng bã nhờn nhiều gây bít tắc lỗ chân lông, tắc nghẽn tuyến tiết dầu nhờn. Mụn từ đó mà được hình thành.

Không chỉ ở tuổi dậy thì, phụ nữ trước chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ sau sinh, hoocmon sinh dục có sự thay đổi cũng dễ dẫn đến mọc mụn.

Phụ nữ mãn kinh do tuyến nội tiết sinh dục thay đổi bất thường mà da bị ảnh hưởng trong đó có mụn.

  • Stress, thiếu ngủ
Stress là một nguyên nhân gây da mụn

Stress là một nguyên nhân gây da mụn

Nguyên cứu đã chỉ ra, stress cũng là một nguyên nhân sinh ra mụn. Khi cơ thể bị căng thẳng kéo dài, da cũng bị ảnh hưởng, hệ nội tiết mất cân bằng dẫn đến mụn.

  • Chế độ ăn uống

Thực phẩm có thể gây ra mụn ở nhiều người. Thường do ăn uống quá nhiều đường, chất đạm, đồ cay, chiên rán hay chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…

Ở mỗi người, mức độ ảnh hưởng của thực phẩm khác nhau.

Bạn cần kiểm soát chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh hoa quả, uống nhiều nước là cách hữu hiệu nhất để giữ làn da khỏe đẹp.

  • Cơ địa dễ mọc mụn

Tùy theo cơ thể mỗi người mà mụn hay có người này, ít có ở người kia.

Những người có làn da đổ nhiều dầu, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, lỗ chân lông to đều là điều kiện thuận lợi để mụn sinh sôi và phát triển.

Những người có cơ địa nóng, độc tố khó được thanh lọc thải trừ cũng dễ sinh ra mụn nếu không có chế độ sinh hoạt hợp lý.

  • Tích tụ độc tố trong cơ thể
Vị trí mọc mụn báo hiệu tình trạng sức khoẻ bên trong bạn

Vị trí mọc mụn báo hiệu tình trạng sức khoẻ bên trong bạn

Ăn uống nhiều thực phẩm có hại mà hệ thống thải độc gặp trục trặc khiến lượng độc tích tụ nhiều trong cơ thể. Có thể do dạ dày kém hoạt động, ruột và gan không lọc hết độc dẫn đến thiếu vitamin và khoáng chất.

Lúc này, hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng, da dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và mọc mụn.

Nguyên nhân bên ngoài

  • Môi trường, khí hậu.

Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn bám lên da tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển hình thành mụn.

Mùa hè nắng nóng, da bị ảnh hưởng bởi ánh nắng, đổ nhiều dầu, tiết nhờn dễ gây ra mụn.

Mùa hanh khô, da bị mất nước, khô căng cũng dễ có mụn.

  • Mỹ phẩm.

Sử dụng mỹ phẩm trang điểm nhiều khiến da bị bít tắc, không được thông thoáng. Nếu không phải trang điểm bạn nên để mặt mộc cho da dễ dàng trao đổi giữa môi trường trong và ngoài cơ thể.

Dùng mỹ phẩm chăm sóc da không phù hợp gây kích ứng da cũng là nguyên nhân sinh ra mụn.

  • Chế độ sinh hoạt không hợp lý.

Thức khuya, dậy sớm, ngủ không đủ giấc, ăn uống không điều độ đều khiến cơ thể căng thẳng mệt mỏi, sinh ra độc tố hình thành mụn.

Ngược lại, thường xuyên tập thể dục, ăn uống đồ nhiều vitamin sẽ giúp da trẻ đẹp.

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MỤN

Mụn trải qua 5 giai đoạn cơ bản sau:

Quá trình phát triển của Mụn

Quá trình phát triển của Mụn

Giai đoạn 1 – Sừng hóa lỗ chân lông

Dầu, nhờn được tiết ra mạnh, ứ đọng trong các lỗ chân lông khiến bề mặt da sần sùi, bong tróc.

Ở giai đoạn này cần rửa sạch sẽ và tẩy da chết để loại bỏ lớp da sừng hóa già cỗi.

Giai đoạn 2 – Hình thành mụn

Tại các lỗ chân lông bị bịt kín sẽ hình thành mụn kín là mụn đầu trắng.

Các lỗ chân lông hở, hình thành mụn hở nên bị oxy hóa thành mụn đầu đen. Mụn đầu đen là tổn thương sớm nhất của mụn trứng cá nên cần được xử lý tốt tránh chuyển sang mụn viêm.

Cách ngăn ngừa: giữ da sạch sẽ và tẩy da chết; xông hơi để lỗ chân lông mở rộng rồi dùng các dụng cụ lấy mụn sạch sẽ để lấy mụn già.

Giai đoạn 3 – Viêm nhiễm

Vi khuẩn P.acnes cư trú trên da bình thường không gây hại, nhưng khi mụn mọc vi khuẩn này làm da bị viêm nhiễm. Mụn đau, vùng da xung quanh đỏ tấy, đau khi sờ vào.

Cách khắc phục: giữ da sạch sẽ, tránh sờ tay lên mụn, đắp mặt nạ tự nhiên để làm giảm sưng.

Giai đoạn 4 – Mưng mủ

Vi khuẩn phát triển và hệ thống bảo vệ phản ứng chống lại vi khuẩn khiến chỗ có mụn mưng mủ.

Thoa kem trị mụn theo hướng dẫn bác sĩ để điều trị.

Giai đoạn 5 – Mụn bọc

Mụn mủ không được ngăn ngừa, các vi khuẩn sẽ tiếp tục xâm nhập vào sâu bên trong. Chuyển sang giai đoạn cuối cùng là mụn bọc. Mụn bọc rất đau, nhức, dù đã được chữa khỏi vẫn để sẹo do da bị tổn thương sâu.

PHÂN LOẠI MỤN

Các loại mụn thường gặp

Các loại mụn thường gặp

Mụn đầu trắng

Nguyên nhân sinh ra mụn đầu trắng là do da tiết quá nhiều dầu và các tế bào chết gây bít tắc lỗ chân lông. Mụn đầu trắng nằm trong lỗ chân lông không tiếp xúc với không khí nên màu trắng, nhân cứng, có thể nổi trên da nhưng không đỏ đau.

Mụn đầu đen

Mụn đầu đen hình thành giống mụn đầu trắng, nhưng do nằm trong lỗ chân lông hở nên bị không khí oxy hóa chuyển sang màu đen.

Mụn mọc tập trung ở mũi, màu đen cứng. Hầu hết mọi người đều có mụn đầu đen. Mụn đầu đen nếu không được xử lý sẽ khiến lỗ chân lông to ra, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đôi khi chuyển thành mụn viêm.

Sợi bã nhờn

Sợi bã nhờn bề ngoài khá giống mụn đầu trắng. Nó được hình thành từ dầu bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn xung quanh nang lông.

Sợi bã nhờn khác mụn đầu trắng ở chỗ không có nhân, nặn ra là những sợi nhỏ, dài và trắng.

Sợi bã nhờn thường có ở cằm và 2 bên cánh mũi, khi kéo căng ra sẽ thấy li ti đầu sợi bã nhờn.

Mụn ẩn

Đây là loại mụn khó nhận biết, đúng như cái tên của nó, mụn ở sâu bên dưới da làm cho da hơi gồ ghề, tạo thành các nốt đỏ hồng mà không thấy đầu mụn.

Loại mụn này rất nhạy cảm và khó được da đào thải. Bạn cần nặn mụn đúng cách tránh để mụn chuyển biến thành dạng viêm nhiễm, mủ.

Mụn đỏ

Mụn đỏ cũng có nhân nằm sâu trong da. Mụn gây nốt đỏ đau trên da và rất dễ chuyển sang mụn mủ, mụn bọc nếu dùng tay bẩn sờ lên hay không điều trị.

Mụn mủ

Mụn mủ là trường hợp nặng hơn của mụn ẩn. Mụn có đầu trắng chứa đầy mủ trắng vàng và xung quanh da đỏ. Mụn thường sưng to và đau.

Bạn nặn mụn khi đầu trắng nổi rõ trên da và vệ sinh sạch sẽ khi nặn. Nếu nặn khi mụn chưa chín hay dùng tay bẩn, mụn sẽ rất dễ lây lan sang vùng da bên cạnh.

Mụn bọc

Mụn bọc là loại mụn viêm nhiễm khá nặng. Mụn sưng đỏ, cứng, bên trong chứa đầy mủ gây đau nhức. Mụn bọc dù đã được chữa lành vẫn để lại sẹo do da bị viêm nhiễm sâu.

Mụn nang

Mụn nang hay mụn trứng cá có đường kính rất lớn, mọc thành từng ổ, chân sâu, chứa đầy mù khiến vùng da đó lõm xuống.

Mụn nang làm đỏ một vùng da và rất đau nếu chạm vào. Mụn này không thể tự chữa trị tại nhà mà nên khám chữa trị để giảm nguy cơ sẹo.

PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ MỤN

Chữa trị mụn mất khá nhiều thời gian và có thể tái đi tái lại các loại mụn khác nhau. Tuy nhiên việc điều trị mụn không quá khó nếu bạn biết các phương pháp sau. Đi kèm với các phương pháp trị mụn thì việc quan trọng nhất vẫn là giữa da sạch sẽ, thông thoáng không tạo điều kiện cho mụn phát triển.

Trị mụn bằng công nghệ cao

Trị mụn bằng công nghệ cao là phương pháp nhanh, hiệu quả nhất.

Trị mụn bằng công nghệ cao

Trị mụn bằng công nghệ cao

Ứng dụng các năng lượng quang học, tia laze,…trị mụn bằng công nghệ cao giúp các tinh chất dễ dàng thấm sâu vào da, phá vỡ nhân mụn, loại bỏ triệt để mụn tránh được tình trạng mụn tái phát.

Trị mụn công nghệ cao có nhiều ưu điểm vượt trội: hiệu quả an toàn, tiết kiệm thời gian, da sạch mụn, trắng sáng, mịn màng.

Trị mụn bằng mật ong

Mật ong chứa nguồn vitamin và acid amino dồi dào giúp kháng viêm, diệt khuẩn, bảo vệ làn da mịn màng. Bạn có thể dùng mật ong để làm giảm mụn theo cách sau:

  • Làm sạch da bằng nước ấm để mở rộng lỗ chân lông.
  • Trộn 2 thìa mật ong với 1 thìa nước cốt chanh thành hỗn hợp quyện đều, sóng sánh.
Mật ong cũng là một phương phán dễ dang thực hiện tại nhà để trị mụn

Mật ong cũng là một phương phán dễ dang thực hiện tại nhà để trị mụn

  • Thoa hỗn hợp lên mặt và massage nhẹ nhàng, để khoảng 10 – 15 phút cho dưỡng chất thấm sâu vào da.
  • Rửa sạch bằng nước lạnh.
  • Làm 2-3 lần/ tuần để da được mịn màng, cung cấp đủ vitamin cho da khỏe đẹp, chống lão hóa, ngăn mụn.

Trị mụn bằng chanh

Trị mụn bằng chanh

Trị mụn bằng chanh

Chanh làm sạch da rất hữu hiệu, mờ nám, tàn nhang, chống lão hóa. Bạn sử dụng chanh trị mụn theo cách sau:

  • Trộn 1 thìa nước cốt chanh với 3 thìa sữa chua thành một hỗn hợp mịn.
  • Thoa nhẹ lên mặt và để 15 phút.
  • Rửa lại bằng nước sạch.
  • Sử dụng mỗi ngày 1 lần, mụn của bạn sẽ xẹp nhanh chóng.

Trị mụn bằng nha đam

Nha đam chứa nhiều nước, vitamin khoáng chất acid amin cần thiết cho da.

Phương pháp này rất đơn giản, bạn lấy 1 lá nha đam tươi, bỏ vỏ và bôi phần gel lên mặt mỗi tối.

Nha đam có thể trị được mụn do tính sát khuẩn

Nha đam có thể trị được mụn do tính sát khuẩn

Sử dụng liên tục hằng ngày bạn sẽ có làn da đủ ẩm, mịn màng, sạch mụn.

Trị mụn bằng dầu dừa

Trong dầu dừa có chứa acid lauric và acid capric có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và giữ ẩm hiệu quả. Vitamin E trong dầu dừa giúp dưỡng da khỏe đẹp mịn màng, ngăn ngừa mụn hình thành.

Dầu dừa cũng có thể dùng cho làn da mụn

Dầu dừa cũng có thể dùng cho làn da mụn

Cách làm:

  • Rửa mặt sạch bằng nước ấm.
  • Lấy 1 thìa dầu dừa massage nhẹ nhàng trên mặt khoảng 20 phút.
  • Rửa lại bằng sữa rửa mặt.

Trị mụn bằng rau diếp cá

Rau diếp cá hỗ trợ da thải độc, thanh lọc và làm mát da.

Rau diếp cá có tác dụng thải độc, thanh lọc cơ thể

Rau diếp cá có tác dụng thải độc, thanh lọc cơ thể

Phương pháp trị mụn bằng rau diếp cá:

  • Giã rau diếp cá lấy nước.
  • Bôi nước rau lên mặt và để khô cho ngấm vào da.
  • Rửa lại bằng nước sạch, sử dụng 2-3 lần/ tuần, da bạn sẽ thải độc ra ngoài, mụn cũng nhanh chóng biến mất.

Trị mụn bằng cách xông hơi

Hơi nước ấm bay lên giúp da bạn mở rộng lỗ chân lông để dầu thừa, bã nhờn nhanh chóng đẩy ra ngoài.

Bạn làm theo phương pháp này mỗi tối để có làn da căng mịn trẻ trung:

  • Chuẩn bị một chậu nước nóng với tinh dầu thảo dược.
  • Xông hơi khuôn mặt khoảng 10-15 phút.
  • Rửa sạch mặt với nước ấm.

Trị mụn bằng kem và thuốc trị mụn

Cách trị mụn bằng kem và thuốc trị mụn rất đơn giản và nhanh chóng đẩy lùi mụn.

Kem trị mụn được kết hợp giữa các thành phần có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh, mụn được loại bỏ đáng kể.

Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là không an toàn nếu bạn lựa chọn không đúng kem, thuốc trị mụn an toàn, có thể gây viêm và nhiều mụn hơn. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc trị mụn và dùng kem bôi ngoài da.

Còn rất nhiều các phương pháp trị mụn tại nhà khác bằng thảo dược, bạn có thể tham khảo các phương pháp kể trên.

CÁCH CHĂM SÓC DA MỤN

Da mụn cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn da thường. Bạn chăm sóc da mụn của mình theo các bước đơn giản sau đây:

Rửa mặt đúng cách

Rửa mặt đúng cách có thể giúp làn da bạn mịn màng và đỡ lão hoá chậm hơn

Rửa mặt đúng cách có thể giúp làn da bạn mịn màng và đỡ lão hoá chậm hơn

Làm sạch da là bước ưu tiên hàng đầu dù bạn có bị mụn hay không. Bạn phải loại bỏ các tác nhân gây mụn như bụi bẩn, bã nhờn hàng ngày cho da sạch đẹp.

Việc làm sạch da không chỉ sử dụng nước mà cần đến sữa rửa mặt. Bạn hãy chọn cho mình loại sữa rửa mặt phù hợp và rửa 2 lần mỗi ngày sáng và tối.

Xem thêm bài viết: Sữa rửa mặt dành cho da mụn Innisfree

Tẩy da chết

Da chết tích tụ lâu ngày trong lỗ chân lông gây bít tắc là nguyên nhân gây ra mụn. Việc này rất cần thiết nếu bạn hay bị mụn bởi lượng dầu tiết ra nhiều càng làm tắc lỗ chân lông.

Dùng sữa rửa mặt thông thường không giúp bạn loại bỏ được da chết sâu trong lỗ chân lông, bạn cần tẩy da chết bằng kem tẩy tế bào chết 2 lần/tuần.

Bạn cũng có thể tự điều chế kem tẩy da chết tại nhà bằng yến mạch, chanh và mật ong. Trộn hỗn hợp 2 thìa bột yến mạch, 1 thìa nước cốt chanh với 1 thìa mật ong và đắp lên mặt trong 5 phút. Rửa thật sạch lại bằng nước.

Dùng kem chống nắng để bảo vệ da

Bảo vệ da khỏi các tia UV không những ngăn ngừa mụn mà còn chống lão hóa da. Ánh mặt trời là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá.

Với làn da mụn bạn nên chọn loại kem chống nắng không chứa cồn, không chứa dầu và có khả năng kiềm dầu tốt.

Dưỡng ẩm cho da

Dưỡng ẩm là một công đoạn cần thiết. Da mụn tiết nhiều dầu nên dễ mất đi cân bằng.

Dù da mụn của bạn đổ nhiều dầu nhờn trên mặt bạn cũng không được bỏ qua bước này.

Kem dưỡng ẩm cấp ẩm cho da, cân bằng độ pH, kiềm dầu tiết ra nhờ đó da da được căng mịn, trẻ trung, đẩy lùi mụn hình thành.

Dùng sản phẩm chăm sóc da mụn, trị mụn.

Bạn nên dùng các kem, thuốc trị mụn có hiệu quả cao hoặc tự làm các sản phẩm mặt nạ tại nhà chăm sóc da theo từng loại mụn.

  • Mụn đầu đen:

Cách 1: dùng 1 lòng đỏ trứng gà trộn đều với 1 thìa mật ong, thoa hỗn hợp lên mặt. Massage nhẹ nhàng rồi để yên trong 15 phút. Lột bỏ mặt nạ rồi rửa lại bằng nước sạch.

Cách 2: mặt nạ chuối sữa chua. Nghiền ½ quả chuối tiêu, trộn với 2 thìa sữa chua. Đắp mặt nạ trong 20 phút.

Dùng mặt nạ sữa chuối để có

Dùng mặt nạ sữa chuối để có

Cách 3: rửa mặt bằng nước lạnh, lấy 1 quả dâu tây chà lên vùng có mụn đầu đen trong 5 phút. Rửa lại bằng nước ấm rồi thoa sữa chua lên da để dưỡng ẩm cho da trong 15 phút.

  • Mụn ẩn.

Bước 1: Xông mặt với dầu thảo dược.

Bước 2: Rửa mặt bằng sữa rửa mặt có hạt.

Bước 3: Đắp mặt nạ dưỡng da.

Mặt nạ mật ong + bột quế (1:1).

Mặt nạ đậu xanh + sữa tươi không đường (1:1).

  • Mụn đầu trắng.

Mụn đầu trắng là mụn thông thường, bạn chăm sóc da mụn đầu trắng bằng nha đam là cách đơn giản nhất.

CÁCH TRỊ THÂM SAU MỤN

Một số mụn như mụn bọc, mụn ẩn sau khi đã được chữa hết vẫn để lại vết thâm trên da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Trị thâm là bước tiếp theo của quá trình trị mụn. Bạn có thể trị thâm bằng các mỹ phẩm chính hãng cho vết thâm nhanh mờ, lấy lại làn da đều màu. Hoặc trị thâm tại nhà bằng các cách sau:

Trị thâm bằng khoai tây

Khoai tây có tác dụng làm sáng da trị thâm

Khoai tây có tác dụng làm sáng da trị thâm

Khoai tây chứa nhiều vitamin C giúp làm mờ thâm, cho da trắng sáng.

Cách làm: cắt khoai tây thành các lát mỏng rồi đắp lên mặt trong 30 phút. Làm đều đặn hàng ngày.

Trị thâm bằng bột nghệ

Từ lâu, nghệ đã được biết đến với công dụng mờ thâm, giúp da nhanh chóng lên da non, lành vết thương.

Bạn hãy đắp bột nghệ với chanh 3 lần/ tuần, vết thâm mụn sẽ biến mất hoàn toàn, da mới được tái tạo nhanh chóng.

Trị thâm bằng chanh

Chanh cũng có hàm lượng vitamin C cao làm mờ thâm tốt.

Cách làm: thoa vài giọt nước chanh lên vùng da thâm, để khô rồi rửa lại với nước. Không thoa chanh khắp mặt, tránh độ acid từ chanh làm tổn thương vùng da khác.

Trị thâm bằng nha đam

Nha đam thật sự là thảo dược trị mụn hiệu quả. Sau khi hết mụn, bạn vẫn hãy dùng nha đam để trị thâm. Vitamin và khoáng chất trong nha đam giúp tái tạo làn da trẻ trung, hết thâm, hết viêm.

Trị thâm bằng sữa tươi

Trị thâm bằng sữa tươi không đường

Trị thâm bằng sữa tươi không đường

Sữa tươi có hàm lượng acid lactic cao giúp kháng viêm, chống khuẩn. Vitamin và khoáng chất giúp giữ ẩm cho da, dưỡng trắng da, căng mịn.

Cách trị thâm bằng sữa tươi không đường rất đơn giản, bạn chỉ cần massage mặt bằng sữa mỗi tối và để sữa ngấm vào da trong 30 phút. Sau đó rửa sạch da và đi ngủ.

Trên đây là các cách trị thâm mà mọi người hay dùng. Bạn có thể kết hợp dùng kem, mỹ phẩm trị thâm kết hợp với tự làm mặt nạ trị thâm tự nhiên.

CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN DA MỤN

Da mụn có nên dùng kem chống nắng không?

Khi bôi kem chống nắng lên da, bạn thường có cảm giác da bị bít hơn một chút. Vì vậy mà nhiều người nghĩ rằng da bị mụn nếu bôi kem chống nắng sẽ gây bít tắc và nổi nhiều mụn hơn. Điều này là hoàn toàn sai.

Da mụn có nên dùng kem chống nắng không?

Da mụn có nên dùng kem chống nắng không?

Da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời sẽ bị viêm và xuất hiện nhiều mụn hơn. Kem chống nắng sẽ bảo vệ da bạn khỏi các tia UV cũng như tác động từ môi trường. Việc siwr dụng kem chống nắng cho da mụn là cực kì cần thiết.

Tuy nhiên da mụn là loại da khá nhạy cảm nên bạn cũng cần lưu ý lựa chọn kem chống nắng phù hợp.

Bạn nên ưu tiên dùng kem chống nắng vật lý dịu nhẹ, thấm nhanh hơn là kem chống nắng hóa học.

Chọn kem chống nắng mà thành phần chứa cồn, dầu, chất tạo hương liệu và có chỉ số SPF dưới 50.

Da mụn có nên uống vitamin E không?

Vitamin E chính là thần dược cho làn da tươi trẻ. Nó có tác dụng chống lão hóa, ngăn ngừa nếp nhăn, mờ thâm nám giúp da luôn tươi sáng rạng rỡ.

Đối với da mụn, vitamin E có tác dụng trị mụn hiệu quả nhờ loại bỏ tế bào chết, dưỡng da ẩm mịn, xóa mờ vết thâm do mụn để lại.

Da bị mụn có nên dùng Vitamin E không?

Da bị mụn có nên dùng Vitamin E không?

Mặc dù vitamin E rất tốt cho da nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn đến tác dụng ngược. Cụ thể là sẽ kích thích da tiết nhiều dầu nhờn hơn gây tắc lỗ chân lông và xuất hiện mụn. Vì vậy bạn nên dùng vitamin E hợp lý.

Vitamin E dùng trong trị mụn bằng cách bôi trực tiếp lên da hoặc uống, có thể kết hợp cả hai.

Da mụn có nên dùng mỹ phẩm dưỡng ẩm không?

Kem dưỡng ẩm không những cung cấp nước cho da còn có khả năng kiềm dầu rất tốt. Vì vậy khi bị mụn, dưỡng ẩm cho da là cần thiết.

Làn da đang bị tổn thương, bong tróc do mụn của bạn sẽ nhanh chóng được làm mịn, khô thoáng nhờ dưỡng ẩm.

Cũng như kem chống nắng, mỹ phẩm dưỡng ẩm cho da mụn cũng rất cần xem xét kỹ lưỡng. Bạn nên chọn kem dưỡng ẩm, toner, nước hoa hồng,…dịu nhẹ, không chứa cồn, chất bảo quản, chất tạo hương để tránh kích ứng da.

Bên cạnh đó, trong khi dưỡng ẩm cho da, bạn cũng không nên quá lạm dụng, sử dụng quá nhiều.

Xem thêm bài viết: Gel dưỡng ẩm Clinique Dramatically Different Hydrating Jelly

Da mụn có nên dùng serum không?

Serum là dung dịch dưỡng da vô cùng hiệu quả. Trong serum chứa nguồn dưỡng chất dồi dào giúp cải thiện da, chăm sóc da căng mịn.

Vì chứa nhiều dưỡng chất mà việc sử dụng serum cho da mụn lại không được khuyến khích. Vì da không đủ khả năng tiếp nhận nhiều chất dinh dưỡng và đây sẽ trở thành nguồn dưỡng chất cho vi khuẩn phát triển.

Bạn phải cân nhắc thật kỹ lưỡng nếu có ý định dùng serum cho da mụn.

Da mụn nên ăn gì?

Thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mụn.

Để giảm mụn, bạn nên có chế độ ăn thanh mát, uống nhiều nước lọc, ăn nhiều rau xanh và hoa quả.

Theo đó thì bạn cũng hãy hạn chế ăn thực phẩm cay, đồ ăn nhiều dầu mỡ, uống rượu bia và hút thuốc lá.

Để có làn da khỏe đẹp thì việc ăn uống cũng vô cùng cần thiết nhé.